Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ Công ty PTHT KCN Hòa Phú
Cập nhật lúc: 08:08 23/05/2018
CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP HOÀ PHÚ
Trụ sở : Thôn 12, Xã Hòa Phú – TP, Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắklắk
Điện thoại: (0262) 3841. 337 ; Fax: 0262. 3841. 337
Giám đốc:
Số điện thoại cơ quan: 0262. 3841. 019
Di động:
Email:
Phó giám đốc Phụ trách: Trần Đức Quang
Di động: 0914. 160. 435
Email: Quangtd@bqlkcn.daklak.gov.vn
Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn của Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phú: (Được quy định theo Quyết định số: 1512/QĐ-UBND, ngày 11/7/2022 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
1. Chức năng:
a) Công ty là đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk (viết tắt: Ban Quản lý); có chức năng thực hiện đầu tư, khai thác và cung cấp các dịch vụ hạ tầng trong khu công nghiệp Hòa Phú;
b) Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trụ sở của Công ty đặt tại Khu công nghiệp Hòa Phú, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho Ban Quản lý trong việc lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp Hòa Phú;
b) Quản lý, vận hành trạm xử lý nước thải tập trung, các công trình bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng và vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuê lại đất trong khu công nghiệp;
c) Ký hợp đồng cho thuê lại đất gắn liền với các kết cấu hạ tầng theo quy định; thu nộp tiền cho thuê lại đất, tiền sử dụng dịch vụ công cộng, tiền cho thuê cơ sở hạ tầng vào ngân sách theo quy định;
d) Dịch vụ hỗ trợ về tư vấn đầu tư, tư vấn kỹ thuật, tuyển dụng lao động và các dịch vụ khác cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp;
đ) Phối hợp với các đơn vị Công an trong việc kiểm tra công tác giữ gìn an ninh, trật tự, xây dựng và đề xuất các biện pháp thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tổ chức lực lượng bảo vệ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong khu công nghiệp;
e) Tổ chức các hoạt động vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong khu công nghiệp;
g) Thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước, chế độ kế toán, thống kê và bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Thực hiện báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đúng nội dung và thời gian quy định;
h) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong việc đầu tư, khai thác, cung ứng dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp sau khi đã có sự thống nhất của Ban Quản lý;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Quản lý giao.
3. Quyền hạn
a) Được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp;
b) Được giao các nguồn vốn, được vay vốn tại các ngân hàng, vốn ưu đãi tại Ngân hàng hỗ trợ phát triển của địa phương, vốn nhàn rỗi của kho bạc, vốn tín dụng ưu đãi trong và ngoài nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn hợp pháp khác sau khi được sự thống nhất của Ban Quản lý để thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp;
c) Được Ngân sách Nhà nước đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm;
d) Cho các doanh nghiệp thuê lại đất và thu tiền giá sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp trên cơ sở hợp đồng phù hợp theo chính sách ưu đãi của tỉnh và của nhà nước;
đ) Xây dựng đơn giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các loại phí sử dụng hạ tầng liên quan khác theo quy định của pháp luật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
e) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế viên chức, nhân viên thừa hành, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế
a) Lãnh đạo gồm: Giám đốc và không quá 02 (hai) Phó Giám đốc
- Giám đốc là người đứng đầu đơn vị, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Quản lý và trước pháp luật về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc do Trưởng Ban Quản lý quyết định theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ; việc bổ nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp;
+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và Quản lý hạ tầng.
Số lượng Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành.
Giám đốc Công ty quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; phân bổ số lượng người làm việc tại các phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Trưởng Ban Quản lý quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ. Giám đốc Công ty ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Công ty theo các quy định hiện hành.
c) Biên chế
Số lượng người làm việc của Công ty là biên chế sự nghiệp trong tổng biên chế của Ban Quản lý được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm theo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt.